74 tuổi đến ở lần lượt nhà 3 con trai, tôi ngậm ngùi nhận ra đâu là “bến đỗ” tốt nhất những năm cuối đời

Bài viết của tác giả Lý Đại Bằng đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

‏Đầu năm nay, tôi quyết định rời ngôi nhà đã gắn bó hàng chục năm để đến ở cùng con cháu. Những năm cuối đời, tôi cảm thấy quá cô đơn khi người trong thôn càng ngày càng ít đi, thanh niên đi làm xa, trẻ con theo cha mẹ lên thị trấn còn người già cũng được con cái đón lên thành phố.‏

‏Mùa đông năm ngoái, tôi bị cảm sốt nằm trên giường một mình nhiều ngày nên càng quyết tâm đến nhà các con trai để được chăm sóc, tận hưởng tuổi già. Trước khi khăn gói rời đi, tôi chào tạm biệt 2 ông bạn già họ Ngô và họ Trịnh cùng thôn. Ông Trịnh từng ở nhà con cái một thời gian nhưng lại về quê vì không thể hòa hợp. ‏

‏Ông bạn họ Ngô tỏ ra vui mừng với quyết định của tôi còn ông Trịnh chỉ nhắc nhở: “Thực tế là trừ khi các con đích thân đón ông lên đó, còn không tôi nghĩ ông không nên hy vọng quá nhiều”. Tôi cảm ơn 2 ông bạn, không quên nói lại rằng mình rất tự tin vì đối xử với 3 con trai đều công bằng, nhất định chúng sẽ không phụ lòng tôi.

74 tuổi đến ở lần lượt nhà 3 con trai, tôi ngậm ngùi nhận ra đâu là “bến đỗ” tốt nhất những năm cuối đời - Ảnh 1.

Tôi không báo trước mà đến nhà con trai cả Lý Thiện đầu tiên. Con trai cả ban đầu rất ngạc nhiên nhưng nhanh chóng vui mừng chào đón bố bằng một mâm cơm ngon, còn nói đêm nay bố đừng về hãy ở lại nghỉ ngơi. Nhưng khi tôi đáp lại sẽ ở đây một thời gian để dưỡng già, sắc mặt Lý Thiện có chút thay đổi. “Đừng lo lắng, năm nay bố ở đây nhưng 2 năm tới bố sẽ đến nhà các em con”, tôi hồ hởi nói nhưng Lý Thiện chỉ vâng một cách lạnh lùng.‏

‏Và tôi cũng chỉ ở lại nhà con trai cả được 3 tháng vì gần như ngày nào con trai và con dâu cũng cãi nhau. Con dâu mắng Lý Thiện không kiếm được tiền, ngày nào cũng chỉ ra ngoài chơi, về nhà gác chân lên có người phục vụ. Gánh nặng tài chính đổ dồn về con dâu, tôi biết con dâu vừa trách Lý Thiện nhưng cũng đang phàn nàn cả tôi. Chính vì vậy nên tôi lại xách va ly sang nhà con trai thứ Lý Bảo.‏

‏Tôi vẫn nghĩ vợ chồng Lý Bảo học thức cao hơn anh chị cả nên mình sẽ có “bến đỗ” tốt. Nhưng cuối cùng vẫn là tôi “ảo tưởng”. Vốn bị bệnh đường tiêu hóa nặng nên tôi không ăn được đồ cay, các con đều biết điều này nhưng con dâu nấu ăn luôn bỏ rất nhiều ớt đỏ, dầu ớt hoặc tỏi. Kết quả là mỗi lần ăn tôi không thể gắp được món này, đành ăn mấy món đồ khô với cơm trắng cho qua bữa.‏

74 tuổi đến ở lần lượt nhà 3 con trai, tôi ngậm ngùi nhận ra đâu là “bến đỗ” tốt nhất những năm cuối đời - Ảnh 2.

‏Sống tại nhà Lý Bảo không bao lâu mà trong lòng tôi thấy vô cùng bất an, nếu ngày nào cũng phải ăn thận trọng như vậy thì sao mà sống thoải mái. Ngay ngày hôm sau tôi nói lời tạm biệt các con rồi chuẩn bị rời đi. Trớ trêu thay, bữa ăn cuối cùng tại nhà Lý Bảo, con dâu lại nấu toàn những món súp bổ dưỡng từ gà đến cá cho tôi.‏

‏Bước ra khỏi nhà con trai thứ 2, tôi đã định bắt xe về quê nhưng trong lòng vẫn không thể chấp nhận việc các con trai mình nuôi nấng bao năm lại không đứa nào chịu chăm sóc bố. Vậy nên tôi lại xách đồ đến nhà con trai út Lý Phúc. Lần này vợ chồng con trai út không cãi vã, không tỏ ra khó chịu với bố, bữa nào cũng đầy ắp đồ ăn mời bố.‏

‏Tôi đã tưởng con trai út là người duy nhất có lòng hiếu thảo nhưng sau 2 tháng, tôi phát hiện một điểm kỳ lạ. Đó là vợ chồng Lý Phúc gần như không bao giờ ăn tối ở nhà, trước đây thường về nhà lúc 7h nhưng sau này 10h mới có mặt, viện lý do làm tăng ca. Lo lắng vợ chồng Lý Phúc làm việc quá sức nên tối nào tôi cũng nấu canh và chuẩn bị đồ ăn ngon cho các con về.‏

‏Cho đến một đêm, tôi đi dạo công viên thì thấy con trai và con dâu đang ngồi trên ghế đá, trông rất mệt mỏi lướt điện thoại nhưng dường như chẳng muốn về. Lúc đó tôi mới hiểu các con muốn tránh mặt bố. Dù đau lòng nhưng tôi không trách các con, nhanh chóng thu dọn đồ đạc về nhà ở quê.‏

74 tuổi đến ở lần lượt nhà 3 con trai, tôi ngậm ngùi nhận ra đâu là “bến đỗ” tốt nhất những năm cuối đời - Ảnh 3.

‏Bây giờ mỗi ngày tôi đều ngồi ở đầu thôn, trò chuyện và tắm nắng cùng ông Ngô và ông Trịnh. Nghĩ kỹ thì cuộc sống một mình ở quê cũng không tệ, không phải lo lắng nhìn sắc mặt các con và cũng chẳng ai cố ý làm khó tôi. Trải qua những tháng rong ruổi vừa rồi, tôi nghĩ tuổi già có một cuộc sống bình yên một mình là tốt nhất, tuy hơi cô đơn nhưng tự do vậy là đủ. ‏

‏Không phải người cao tuổi nào cũng có hoàn cảnh giống tôi, như nhiều người già trong thôn vẫn có thể hòa thuận và sống chung với con cháu, đó là điều đáng mừng. Mỗi người sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho bến đỗ tuổi già riêng mình, vậy nên điều quan trọng là cần có cần chuẩn bị để những năm tháng cuối đời an yên, dù sống một mình hay với con cháu đều hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *