Ai cũng biết mắc bệnh tiểu đường thì phải kiêng đồ ngọt. Nhưng bạn có tin rằng có những thứ dù ngọt hơn đường cả trăm lần nhưng lại có lợi cho sức khỏe người tiểu đường.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 4 loại chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
1. Stevia: Ngọt hơn đường 300 lần, nhưng không chứa calo
Stevia là chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ cây Stevia rebaudiana. Để tạo ra nó, các nhà sản xuất chiết xuất các hợp chất hóa học gọi là steviol glycoside từ lá của cây.
Sản phẩm được chế biến và tinh chế cao này ngọt hơn đường ăn khoảng 300 lần. Có nghĩa là, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ đã đủ để làm ngọt thực phẩm.
Stevia có một số ưu và nhược điểm mà người mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc. Nó không chứa calo và không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nó thường đắt hơn các loại đường thay thế khác.
Stevia còn có dư vị đắng khiến nhiều người có thể cảm thấy khó chịu. Vì lý do này, một số nhà sản xuất thêm các loại đường và nguyên liệu khác để cân bằng hương vị. Điều này có thể làm cho sản phẩm stevia ít phù hợp hơn với những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số người còn cả
2. Tagatose: Ngọt hơn đường 90%
Tagatose là một dạng fructose ngọt hơn sucrose khoảng 90%. Nó tồn tại với số lượng nhỏ trong một số loại trái cây, chẳng hạn như táo, cam và dứa. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường chiết xuất nó từ sữa và có thể sử dụng nó trong sản xuất thực phẩm như chất làm ngọt, chất tạo kết cấu hoặc chất ổn định có hàm lượng calo thấp.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tagatose có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Tagatose có thể đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường đang theo chế độ ăn GI thấp. Tuy nhiên, chất thay thế đường này đắt hơn các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp khác và có thể khó tìm thấy ở các cửa hàng hơn.
3. Neotame: Ngọt hơn đường 7.000-13.000 lần
Neotame là chất làm ngọt nhân tạo có hàm lượng calo thấp, ngọt hơn đường ăn khoảng 7.000-13.000 lần. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao nên thích hợp để nướng bánh.
FDA Hoa Kỳ đã phê duyệt neotame vào năm 2002 như một chất làm ngọt và tăng hương vị đa năng cho tất cả các loại thực phẩm ngoại trừ thịt và gia cầm. Theo FDA, hơn 113 nghiên cứu trên động vật và con người ủng hộ sự an toàn của neotame. FDA cho biết, lượng tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được của neotame là 0,3mg/kg trọng lượng cơ thể.
4. Quả la hán: Ngọt hơn đường 250 lần
Quả la hán được sử dụng nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền Trung Quốc như một chất hỗ trợ tiêu hóa. Nó ngọt hơn đường ăn khoảng 250 lần và không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi tiêu thụ.
Mọi người có thể thêm chất làm ngọt từ quả la hán vào nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Nó ổn định ở nhiệt độ cao nhưng không thích hợp làm đường thay thế trong các món nướng.
FDA đã phê duyệt chiết xuất trái cây la hán làm phụ gia thực phẩm vào năm 2010. Cơ quan này công nhận la hán là an toàn cho mọi người, kể cả người mang thai và trẻ em, đồng thời đã cho phép sử dụng la hán trong thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, nó chưa đặt ra ADI cho trái cây la hán.
Lưu ý khi người tiểu đường sử dụng chất tạo ngọt ít calo
– Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), mặc dù chất tạo ngọt không chứa calo có thể không làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức nhưng cũng không có bằng chứng nào cho thấy chúng giúp giảm lượng đường trong máu lâu dài. Tốt nhất là nên sử dụng một cách vừa phải như một phần của chế độ ăn uống đa dạng.
– Nhiều chất tạo ngọt không chịu được nhiệt độ cao nên sẽ có những lựa chọn không tốt khi nướng bánh.
– Đôi khi, có thể tạo hương vị cho món ăn bằng nguyên liệu thực phẩm nguyên chất thay vì chất tạo ngọt.
– Một số chất thay thế đường, chẳng hạn như stevia, có dư vị đắng khiến nhiều người có thể cảm thấy khó chịu.