Theo Đông Y, vỏ quýt còn được gọi là trần bì, có tính nồng, cay, đắng là một loại dược liệu rất bổ. Vỏ quýt chứa các thành phần nổi bật gồm:
Tinh dầu: Vỏ quýt tươi chứa khoảng 3,8% tinh dầu tạo mùi thơm đặc trưng cho chúng. Trong đó, thành phần chủ yếu là l-limonen, chiếm đến 91%.
Flavonoid: Vỏ quýt chứa nhiều flavonoid như naringin và hesperidin. Đây đều là những thành phần có tính chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình tái tạo da và bảo vệ da khỏi tổn hại của các gốc tự do.
Vitamin C: Quýt có nhiều vitamin C và vỏ quýt cũng vậy. Đây là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp cung cấp dưỡng chất cho da, tăng cường sản xuất collagen và giảm các dấu hiệu lão hóa.
Từ hàng nghìn năm trước, các thầy thuốc của Trung Quốc đã coi vỏ quýt là một thần dược trị bệnh. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá, hô hấp, làm đẹp… Trong cuộc sống hiện đại, bạn có thể nấu ăn cùng vỏ quýt để gia tăng hương vị và bảo vệ sức khoẻ của mình.
Tốt cho dạ dày, tiêu hóa
Trong vỏ quýt có chứa các hợp chất limonene hỗ trợ việc kiềm chế ợ nóng và giảm các vấn đề về dạ dày như trào ngược axit. Theo y học hiện đại cũng đã chứng minh trong vỏ quýt có tinh dầu thơm glucozit orange, andehit lemon, axit béo…, có tác dụng ức chế vận động của dạ dày, ruột và tử cung…
Vậy nên, thỉnh thoảng hãy thêm vỏ cam quýt vào chế độ ăn của bạn, chúng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện rất tốt tình trạng sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
Nước vỏ quýt ngâm có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giảm táo bón và tình trạng khó khăn khi đi vệ sinh. Ngoài ra, khi gặp phải hiện tượng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu do ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nước vỏ quýt cũng có khả năng hỗ trợ cải thiện những triệu chứng khó chịu này. Chúng cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường lưu thông khí huyết.
Hỗ trợ giảm đau đầu
Khi bị đau đầu, bạn hãy đun sôi vỏ quýt rồi xông mặt trong khoảng 3-4 phút. Hơi nóng mang theo hương tinh dầu sẽ hỗ trợ bạn dịu hẳn cơn đau, tinh thần tỉnh táo và sảng khoái hơn.
Trong vỏ quýt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và tinh dầu cực thơm khiến cơ thể và tâm trí của chúng ta trở nên thoải mái và dễ chịu. Hương vỏ quýt còn có thể hỗ trợ chúng ta giảm say xe, chóng mặt hay nhức đầu buồn nôn.
Vỏ trái cây này còn được coi là vị thuốc tốt hỗ trợ điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là có công hiệu đối với các chứng bệnh tỳ vị khí trệ, chướng bụng.
Chúng cũng có rất nhiều công dụng làm đẹp như chăm sóc da, chăm sóc tóc, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể từ bên trong. Tuy nhiên, phải biết sử dụng và điều chế loại vỏ này hợp lý và đúng cách thì vỏ quýt mới thể hiện được hết tác dụng của mình.
Sử dụng đúng cách
Vỏ quýt có rất nhiều công dụng bổ trợ cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, hoặc dùng vô tội vạ cũng có thể gây nên những tác dụng ngược không mong muốn.
Hiện nay, không phải vỏ cam, vỏ quýt hay bất cứ loại trái cây nào cũng được đảm bảo, an toàn và sạch sẽ 100%. Có không ít các loại hoa quả nhập khẩu từ nhiều nơi không rõ nguồn gốc, và việc chúng bị sử dụng các hóa chất bảo quản là điều chúng ta không thể kiểm soát được. Vậy nên trước khi dùng vỏ quýt, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, bạn nên kiểm tra rõ nguồn gốc của những loại cây quả này. Tốt nhất, ta nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để tư vấn để có phương pháp điều trị hợp lý nhất.