Người mẹ có đặc điểm này là phước phần của con cái, dù sang giàu hay chỉ đủ ăn con cũng lớn lên an yên

Một chuyên gia tâm lý ở Trung Quốc mới đây chia sẻ: “Cách đây vài ngày, một bà mẹ đã nhắn tin cho tôi, kể rằng cậu con trai 8 tuổi đã viết trong nhật ký: “Mẹ thấy mình nhưng không vui chút nào. Mẹ quá độc ác và chỉ thích em gái, cảm giác như mẹ không còn yêu mình nữa. Mình rất sợ”. Khi nhìn thấy những dòng chữ này, cô cảm thấy rất buồn.

Cô cho biết, bà ngoại đã chăm sóc con trai mình từ khi cậu bé mới 3 tuổi. Sinh hai con gần nhau, cô chỉ đủ sức tập trung chăm sóc đứa thứ hai. Chồng thường xuyên đi làm xa, một mình nuôi con, cô luôn cáu kỉnh, những khi con trai làm bài không tốt, cô mất bình tĩnh, việc đánh con gần như đã trở thành thói quen.

“Đã lâu rồi cô chưa cười với con trai mình phải không?”. Tôi hỏi cô ấy. Người mẹ trả lời: “Đã lâu rồi! Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy con gái có nụ cười thật tươi và cũng mỉm cười đáp lại. Nhưng khi nhìn thấy con trai, tôi luôn giữ vẻ mặt nghiêm túc”. Cô ấy nói mình rất mệt và không tìm được ai để trò chuyện.

Người mẹ có đặc điểm này là phước phần của con cái, dù sang giàu hay chỉ đủ ăn con cũng lớn lên an yên - Ảnh 1.

Chuyên gia cho biết, cha mẹ nào cũng sẽ buồn nếu con mình có những suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, chính người lớn mới là người cần thay đổi nhiều hơn.

Một người mẹ hạnh phúc là nguồn dinh dưỡng tích cực cho con cái

Trên thực tế, mọi đứa trẻ đều có nhu cầu về mặt cảm xúc và chắc chắn chúng sẽ vượt quá nhu cầu về đồ chơi hoặc điểm cao. Thật không may, nhiều bậc cha mẹ không hiểu được điều đó.

Nhiều người nghĩ: “Nếu cho con mình quần áo hàng hiệu, đồ chơi cao cấp thì chúng sẽ vui”. Nhưng đứa trẻ không hề vui vẻ chút nào hoặc chỉ vui chốc lát, rồi thôi. Nhưng bố mẹ lại không quan tâm đến điều đó hoặc chỉ mù quáng làm theo cách riêng để hòa hợp với con cái. Họ khắc nghiệt và cứng nhắc, không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của trẻ.

Thực tế, trẻ sẽ rất nhạy cảm với những biểu hiện của mẹ vài tháng sau khi chào đời. Chúng gửi tín hiệu của riêng mình bằng cử chỉ hoặc âm thanh, sau đó mong đợi phản hồi nhẹ nhàng và tích cực từ mẹ. Với sự tương tác như vậy, trẻ sẽ vui vẻ và hài lòng.

Ed Tronick, giáo sư tâm lý học tại Đại học Manchester, từng tiến hành một thí nghiệm rất nổi tiếng – thí nghiệm khuôn mặt tĩnh. Ông yêu cầu một bà mẹ tiếp xúc với con mình trước, đứa trẻ rất vui vẻ và phản ứng tích cực, sau đó ông yêu cầu bà mẹ chuyển sang vẻ mặt vô cảm, dù trẻ có làm gì thì bà mẹ vẫn vô cảm.

Dưới đây là ảnh chụp màn hình của thử nghiệm:

1. Khi bắt đầu, mẹ và con tương tác bình thường và đứa trẻ rất vui vẻ.

Người mẹ có đặc điểm này là phước phần của con cái, dù sang giàu hay chỉ đủ ăn con cũng lớn lên an yên - Ảnh 2.

2. Thí nghiệm khuôn mặt tĩnh lặng bắt đầu với việc người mẹ không biểu lộ cảm xúc. Đứa trẻ nhận thấy có điều gì đó không ổn và bắt đầu nghĩ cách để thu hút sự chú ý của mẹ.

Người mẹ có đặc điểm này là phước phần của con cái, dù sang giàu hay chỉ đủ ăn con cũng lớn lên an yên - Ảnh 3.

3. Đứa trẻ tiếp tục cố gắng thuyết phục mẹ tương tác với mình nhưng mẹ vẫn không biểu lộ cảm xúc.

4. Cuối cùng đứa trẻ bắt đầu suy sụp và khóc.

Người mẹ có đặc điểm này là phước phần của con cái, dù sang giàu hay chỉ đủ ăn con cũng lớn lên an yên - Ảnh 4.

Khi chúng ta đồng hành cùng con cái, việc cho chúng thấy nhiều khuôn mặt tươi cười hơn sẽ giúp chúng học cách mỉm cười. Ngược lại, nếu trẻ sống trong môi trường gia đình bị bao phủ bởi những cảm xúc tiêu cực, bất kể cảm xúc đó có hướng đến chúng hay không, những đứa trẻ này cũng sẽ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực khó hòa giải. Chúng sẽ lo lắng rằng bố mẹ chúng không còn yêu thương chúng nữa.

Một người mẹ hạnh phúc là nguồn hạnh phúc cho con cái.

Nếu người mẹ thường xuyên phàn nàn về sự nghiệp không như ý của chồng, phàn nàn về sự thiếu nỗ lực của con cái, cuộc sống bất hạnh của chúng thì vô tình sẽ trở thành một bà mẹ “đáng ghét”. Nếu bạn thường xuyên mất bình tĩnh với con thì làm sao con có thể vui vẻ được?

“Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm. Dù bạn là ai, sự thay đổi đều bắt đầu từ chính bạn”. Đừng bao giờ trở thành một người mẹ oán giận. Không ai có đủ tư cách để gieo những hạt giống xám vào lòng một đứa trẻ.

Một người mẹ hạnh phúc là “phước báu” của một gia đình

Khi ở bên con cái, chúng ta thực sự đang truyền tải giá trị cuộc sống của mình thông qua những hành động cố ý hoặc vô ý. Ngay cả thái độ của bạn đối với bạn đời và người thân, hay cách hòa hợp với bạn bè cũng sẽ ảnh hưởng đến con cái.

Nếu ngày nào cũng về nhà với vẻ mặt căng thằng, không hài lòng với điều này điều nọ; đã phàn nàn rằng gia đình không hiểu mình, phàn nàn với bạn bè về cuộc sống không như ý, kể về nỗi đau của mình… con bạn sẽ lắng nghe, và sự trầm cảm của bạn sẽ tràn ngập tâm trí và trái tim con từng ngày.

Trong một số gia đình có vấn đề, quả thực, sự vắng mặt của người cha trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vấn đề về tâm lý hoặc hành vi của trẻ. Và cha cũng chính là người bảo vệ lớn nhất cho hạnh phúc của mẹ.

Người cha tốt phải yêu thương vợ con. Họ phải hiểu được nỗi khó khăn của người vợ, phải biết rằng khi con còn nhỏ, các bà mẹ chăm sóc con gần như 24 giờ một ngày. Vì vậy, dù là vấn đề gia đình hay vấn đề nuôi dạy con cái, người cha cũng nên đứng về phía vợ, hỗ trợ và chia sẻ gánh nặng cho vợ.

Vợ chồng hạnh phúc thì con cái mới hạnh phúc. Người mẹ hạnh phúc là “phước báu” của con cái và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *