1. Biết cách nhìn nhận sự việc từ góc độ người khác và có những cảm xúc tinh tế
Một bà mẹ đã kể lại câu chuyện gia đình mình như sau: Hôm đó, chị và chồng cãi nhau rất to. Vì bực mình quá nên chị quên không nấu cơm. Lúc cô con gái 15 tuổi đi học về thì thấy bầu không khí gia đình rất nặng nề.
Thấy bữa tối chưa có, con gái bảo bố mẹ: “Nay con có học bổng, con sẽ đãi bố mẹ một bữa thịt nướng hoàng tráng. Bố mẹ “được” uống một ly chúc mừng con nhé!”. Nghe con gái nói, cả hai vợ chồng đều dịu đi nhưng vẫn giận nhau. Thấy thế, cô con gái vừa cười vừa trêu: “Hai người trẻ tuổi có vấn đề gì với nhau ạ? Nói con nghe thử xem, con sẽ phân giải một cách công bằng”.
Nghe thế, cả hai vợ chồng đều phì cười, cũng thuận miệng kể lại cho con nghe tình huống cãi vã của bố mẹ. Cô con gái không chỉ lắng nghe nghiêm túc mà còn đưa ra lời khuyên cho bố mẹ: “Thực ra bố mẹ đều đúng, chẳng qua là có quan điểm khác nhau”. Sau đó, cô bé quả thực đã đứng từ góc độ của lần lượt bố và mẹ và chỉ ra điểm đúng, sai. Cuối cùng, cả gia đình làm hòa, vui vẻ với nhau.
Sở dĩ, cô con gái làm được như vậy là bởi: Thứ nhất, em có những cảm xúc tinh tế, giỏi quan sát, khám phá cảm xúc cũng như nhu cầu của người khác, từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách kịp thời.
Thứ hai, em có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ về vấn đề từ quan điểm của người khác, đồng cảm, quan tâm, thấu hiểu đối phương.
Đây đều là những đức tính của một người thành công sau này.
2. Biết quy tắc và có ý thức về quy tắc
Việc dạy một đứa trẻ biết quy tắc và có ý thức về quy tắc quan trọng như nào? Một chuyên gia cho biết: “Nó có thể giảm bớt hơn 80% rắc rối cho gia đình và cha mẹ”.
Một ông bố chở cậu con trai 8 tuổi về quê, trên đường đi đã xảy ra một vụ việc như sau. Vì xe phía trước đã bật đèn xanh một lúc rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu khởi động nên ông bố đi sau đã bấm còi mấy lần.
Hậu quả, hành vi này khiến xe phía trước không hài lòng. Trong quá trình lái xe sau đó, xe phía trước đã phanh gấp và gây hấn nhiều lần.
Sự qua lại khiến ông bố mất kiên nhẫn, bực tức. Khi hai bên chuẩn bị xô xát thì cậu con trai bảo: “Bố ơi, giáo viên nói chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông. Chiếc xe đó đã không làm đúng. Bố không thể cũng làm như ông ta. Chúng ta có thể báo cáo sự việc với cảnh sát và đi ạ”.
Lời nói của con trai khiến người bố bừng tỉnh. Anh lấy lại bình tĩnh và đi tiếp. Lát sau, chiếc xe gây hấn lúc trước đã xảy ra cãi vã với một xe khác. Cả 2 tài xế đều không được bình tĩnh, dẫn đến một vụ xô xát nghiêm trọng. Chính vì việc này đã khiến người bố phải ngợi khen con trai mình. Trên thực tế, sở dĩ người bố có thể bình an vô sự trong vụ việc này là vì anh có một đứa con trai biết luật lệ và có ý thức về luật lệ.
Nhiều khi, những đứa trẻ như vậy sẽ giúp đỡ cha mẹ một cách đúng đắn nhất trong thời điểm quan trọng, tránh được những tổn thất lớn.
Trong cuộc sống, những người biết quy tắc cũng được mọi người yêu quý, tin tưởng, dễ thành công hơn.
3. Có khả năng tư duy tốt
Một đứa trẻ có khả năng tư duy mạnh thường có khả năng nhận thức cao. Kiểu trẻ này thường đặc biệt giỏi trong việc giải quyết một số vấn đề khó khăn và giúp đỡ cha mẹ.
Một cặp vợ chồng mở một quán ăn nhỏ. Tuy nhiên họ gặp phải vấn đề là thường xuyên bị thừa mứa qua nhiều đồ ăn. Họ định giảm số lượng thức ăn nhưng cũng sợ nhỡ may lại thiếu đồ cho khách. Sau đó, cô con gái của toán, dựa vào kiến thức toán học và khả năng tư duy nhạy bé của mình, đã tính trung bình lượt khách đến quán mỗi ngày, trong từng khung thời gian để tính ra số thực phầm tối thiểu cần chuẩn bị.
Nhìn chung, trẻ có khả năng tư duy mạnh mẽ có lượng kiến thức tương đối lớn, giỏi phát hiện và tư duy vấn đề, có thể giải quyết vấn đề dựa trên kiến thức sẵn có. Trẻ có tư duy mạnh mẽ không chỉ giúp đỡ được cha mẹ nhiều việc mà sau này trong công việc tương lai cũng có thể phát triển mạnh mẽ.