2 đứa trẻ cùng bị buộc tội trộm cắp ở siêu thị: 1 em hành động dại dột, 1 em có phản ứng khiến nhân viên sợ xanh mặt

Từng có một câu chuyện khiến mạng xã hội Trung Quốc rúng động.

Một người mẹ quỳ trước cửa hàng văn phòng phẩm, khóc lóc thảm thiết chỉ để đòi công lý cho đứa con gái đã tự tử. Cô bé này mới 13 tuổi bị chủ cửa hàng văn phòng phẩm tố oan tội ăn trộm.

Theo mẹ cô gái, đối phương không chỉ giành lấy cặp sách của con gái mà còn xô đẩy, tấn công bằng lời nói và lớn tiếng cho rằng con bà là kẻ trộm trước mặt nhiều trẻ em. Sau khi khám xét khắp người không có kết quả, người chủ cửa hàng bắt đầu lật lọng, nghi ngờ cô bé đã ăn trộm thứ gì đó vài ngày trước.

Cô bé tội nghiệp chỉ mới 12 tuổi rưỡi đã bị sỉ nhục, vu oan như thế này, không biết làm cách nào để chứng minh mình vô tội nên cuối cùng quyết định nhảy từ trên cao xuống. Câu chuyện khiến nhiều phụ huynh đau lòng.

Chủ cửa hàng đã sai quá sai, xứng đáng nhận hình phạt. Tuy nhiên là cha mẹ, chúng ta cần rút kinh nghiệm từ bi kịch này để tránh trường hợp tương tự. Nếu cô bé nói trên được gia đình hay nhà trường dạy dỗ một chút kiến thức pháp luật thì liệu chuyện này có khác không?

Trong tình huống tương tự, một cô gái khác đã có cách ứng xử khôn ngoan.

Quách Ma (Trung Quốc) có lẽ đang học lớp năm hoặc lớp sáu, khoảng mười, mười một tuổi, một mình xách cặp và xách đồ tạp hóa vừa mua ở siêu thị ra khỏi cửa hàng cũng gặp phải chuyện tương tự.

Chưa kịp ra ngoài, một nhân viên mặc đồng phục siêu thị chặn lại, cho rằng cô gái đã đi quanh khu bán đồ ăn nhẹ và lấy đồ nhưng bill tính tiền chỉ có rau. Chắc chắn cô đã lén nhét đồ ăn nhẹ vào cặp đi học.

Ban đầu, mẹ của Quách muốn đi lên giúp con nhưng bà khựng lại, chờ đợi kết quả vì con gái tỏ ra rất mạnh mẽ.

Cô bé liếc nhìn nhân viên: “Anh có bằng chứng gì?”.

Nhân viên: “Tôi đã tận mắt nhìn thấy cô lấy đồ ăn nhẹ!”.

Cô gái: “Vậy anh có thể gọi cảnh sát, tôi sẽ hoàn toàn hợp tác”.

Nhân viên: “Tôi sẽ kiểm tra cặp sách!”.

Cô gái: “Xin lỗi, cái túi này là vật dụng cá nhân của tôi, anh không có quyền lục soát. Nếu anh không muốn báo cảnh sát, tôi sẽ rời đi”.

Nhân viên: “Cô đứng lại. Nếu đồ chưa tìm thấy, tôi sẽ bị trừ lương”.

Cô gái: “Vậy bây giờ anh định bắt giữ trái phép trẻ vị thành niên à? Tôi sẽ gọi cảnh sát. Ở đây có camera giám sát và xung quanh có nhiều nhân chứng, nếu anh muốn bị bắt thì cứ việc giữ người”.

Các nhân viên nghe vậy đều sợ hãi, lưỡng lự hồi lâu không nói được lời nào. Những người xung quanh cũng bắt đầu chỉ trích, cho rằng nhân viên siêu thị đã hành xử hồ đồ.

Cuối cùng, cô gái bình tĩnh bước đi.

Sau khi trò chuyện với cô bé, nhiều người được biết mẹ em là luật sư. Dưới ảnh hưởng của mẹ, cô bé thích đọc một số kiến thức pháp luật từ khi còn nhỏ và quyết tâm thi vào một trường đại học tốt để trở thành một luật sư ủng hộ công lý!

Trẻ em hiểu pháp luật ngay từ nhỏ sẽ không sợ phiền phức, không gây rắc rối và có thể đạt được thành công. Lợi ích rõ ràng nhất là xác suất gặp phải nạn bắt nạt học đường trong khuôn viên trường sẽ nhỏ hơn!

Học sinh cấp 1, cấp 2 thì không thể lúc nào cũng sống dưới sự che chở của cha mẹ. Theo các chuyên gia, việc giáo dục pháp luật cho giới trẻ một cách đúng đắn, đầy đủ và kỹ càng sẽ mang lại vô số lợi ích cho không chỉ các bạn trẻ, mà còn cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Khi đã được giáo dục tốt về luật pháp, trẻ sẽ hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của bản thân. Từ đó, có các nhận định đúng về những tình huống liên quan đến pháp luật. Trẻ cũng sẽ xử lý các tình huống đó dựa trên những tri thức đã có về pháp luật. Bên cạnh đó, việc hiểu biết về pháp luật sẽ khiến trẻ có thể giúp đỡ những người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *