Một chuyên gia tâm lý mới đây kể: Gần đây, một thân chủ của anh tỏ ra buồn bã khi cho rằng cô con gái 4 tuổi ngày càng thô lỗ, thường xuyên cãi lại bà nội, trách bà vô dụng khi không tìm được đồ chơi, luôn gọi bà là ngốc mà không có lý do.
Người mẹ này lo lắng: Tục ngữ nói, ”3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh”. Đứa trẻ tuổi còn nhỏ như vậy lại không hiếu thảo, tự hỏi liệu lớn lên có bị đối xử với cha mẹ như vậy không.
“Tôi hỏi cô, ở nhà cô đối xử với bà thế nào? Người mẹ cho biết, bà đã già và thường xuyên quên nhớ lộn xộn, đôi khi chị hay phàn nàn trước mặt con. Trên thực tế, rõ ràng cách cư xử của đứa trẻ đối với bà là do học được từ cha mẹ”, chuyên gia này nói.
Trong những năm 1960 và 1970, nhà tâm lý học người Mỹ Bandura đã tiến hành một loạt thí nghiệm, ông phát hiện ra rằng việc tiếp thu các hành vi xã hội của trẻ em chủ yếu được thực hiện bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của những người quan trọng trong cuộc sống thực. Cha mẹ là những người gần gũi nhất trong thế giới nhỏ bé của con cái, và do đó họ cũng là đối tượng chính của việc học tập và bắt chước.
Vì vậy, nếu muốn con gái mình thay đổi cách cư xử này, điều quan trọng là trước tiên họ phải thay đổi thái độ với bà. Ví dụ, lúc nhớ lúc quên là hiện tượng lão hóa tự nhiên, vì vậy thay vì chỉ trích nên quan tâm đến bà. Giáo dục trẻ em là nghệ thuật thay đổi hành vi của chính mình để tăng khả năng trẻ cư xử tốt.
“Thay đổi hành vi của chính mình” ở đây không có nghĩa là thay đổi con cái mà trước tiên cha mẹ phải chính mình rồi làm gương cho con.
Là nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, người cao tuổi xứng đáng được tôn trọng và yêu thương hơn. Hãy giúp con cái hình thành quan niệm kính trọng người già ngay từ khi còn nhỏ.
1. Hình thành quan niệm kính trọng, yêu thương người già
Tặng ai đó một bông hồng, hương thơm sẽ đọng lại trên tay bạn. Một hành động tử tế thông thường có thể giúp người già trong hoàn cảnh lo lắng giải quyết những vấn đề trước mắt của họ. Vì vậy, trong giáo dục hàng ngày, cha mẹ cần hình thành quan niệm kính trọng và yêu thương người già để con cái được ảnh hưởng từ sớm.
2. Để trẻ trở thành người có trách nhiệm
Khi một đứa trẻ trở thành người có trách nhiệm, nó sẽ thành công trong tương lai. Nếu con là người vô trách nhiệm thì làm sao có được hành vi, thói quen kính trọng, yêu thương người lớn tuổi? Vì vậy, cần rèn luyện cho trẻ tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ tự chịu trách nhiệm về công việc của mình, kiên định trong lời nói và hành động của mình.
3. Nuôi dưỡng tình yêu trẻ thơ
Tình yêu thương là điều hiếm có nhưng rất ít người biến tình yêu thương thành hành động. Vì vậy, cha mẹ cần nuôi dưỡng tình yêu thương ở con cái. Cần phải bắt đầu từ mọi khía cạnh của cuộc sống và nói với con rằng nhiều hành động trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp ích cho những người cao tuổi, để trẻ cảm nhận được niềm vui khi được giúp đỡ người khác.
4. Làm gương và để trẻ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi kính trọng người lớn tuổi
Cách cư xử của cha mẹ là tấm gương phản ánh quá trình trưởng thành của con cái. Cha mẹ phải thực sự tôn trọng những người lớn tuổi xung quanh và thực sự làm gương tốt cho con cái. Con cái nhìn thấy lời nói, việc làm của cha mẹ và ghi nhớ trong lòng thể hiện qua hành động, chúng sẽ đối xử tử tế với người già như cha mẹ mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy ví dụ về các nhân vật trong đời thực hay sách vở kính trọng người già để làm gương.
5. Đưa con tham gia các hoạt động từ thiện giúp đỡ người cao tuổi tại cộng đồng
Việc thực hiện các hoạt động xã hội mang lại lợi ích to lớn cho việc nuôi dưỡng hành vi nhận thức của trẻ.