Mẹ 2 con áp dụng ‘thần chú’ trong giáo dục, giúp các con chủ động, tự giác, thông minh!

Tôi là mẹ của hai đứa con, con gái lớn hiện đang học lớp 7 còn con trai nhỏ đang học mẫu giáo. Trong mắt người ngoài, tôi giống như một người thắng cuộc trong cuộc sống, có cuộc sống sung túc, có nếp có tẻ, con cái ngoan ngoãn.

Nhưng thực tế là có một khoảng thời gian, vì việc học của con gái mà ngày nào tôi cũng cảm thấy lo lắng vô cùng.

Khi con gái tôi học lớp 2 tiểu học, em bé thứ hai của tôi chào đời, dù có ba mẹ giúp chăm sóc nhưng hầu hết tâm sức của tôi vẫn hướng về bé thứ hai.

Vì vậy, suốt thời gian con học tiểu học, tôi hầu như không quan tâm đến việc học của con gái chứ đừng nói đến việc rèn luyện cho con thói quen.

Ở bậc tiểu học, do trẻ chưa hình thành thói quen học tập tốt nên những nhược điểm của bé nhanh chóng bộc lộ ở cấp trung học cơ sở.

Con bé có khả năng tập trung kém và không thể học trong thời gian dài. Mỗi lần học chưa đầy nửa tiếng là sẽ phàn nàn rằng mình mệt và cần được nghỉ ngơi. Bé có thói quen học tập kém, nền tảng yếu, chương trình học cấp 2 dồn dập khiến việc học rất khó khăn.

Nhưng mỗi lần, con bé lại biện luận: “Con không học được mà mẹ, có học nữa con cũng không học được.”

Tôi tức giận đến mức mắng con và chỉ có thể nguôi giận sau khi mắng con bé.

Vì muốn con hình thành thói quen học tập tích cực, tôi áp dụng phương pháp giám sát toàn diện. Nhưng không ngờ, không những không hình thành được thói quen mà con gái lại càng ngày càng trở nên chán học.

Con bé hoàn toàn bối rối, thậm chí còn không muốn hoàn thành bài tập về nhà một cách đàng hoàng, câu nào không biết sẽ lập tức bỏ trống mà không có ý định suy nghĩ.

Mẹ 2 con áp dụng ‘thần chú’ trong giáo dục, giúp các con chủ động, tự giác, thông minh!- Ảnh 1.

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã tìm được một chuyên gia giáo dục cấp cao và xin lời khuyên từ ông ấy. Tôi không hiểu tại sao càng kỷ luật con tôi lại càng ghét học? Tôi nên làm gì để cải thiện điểm số của con tôi?

Sau khi lắng nghe những phàn nàn và băn khoăn của tôi, chuyên gia nói với tôi: Phát triển thói quen học tập tốt quan trọng hơn điểm số tạm thời.

“Thói quen là gì? Bản chất của thói quen là hành vi vô thức, tức là bạn không cần ý chí để thực hiện nó.”

Nếu muốn cải thiện căn bản khả năng và thành tích học tập của con mình, bạn phải bắt đầu bằng việc nuôi dưỡng thói quen. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường rơi vào một số hiểu lầm trong quá trình rèn luyện thói quen cho con như la mắng, thuyết giáo, kiểm soát…

Thực tế, nếu muốn con ngoan hơn và có tính tự giác hơn, bạn phải tạo cho con cảm giác “vui vẻ” khi học và để não con liên tục tiết ra “dopamine”! Bé sẽ ngày càng hứng thú với việc học, ngày càng chú ý hơn và ngày càng có tính tự giác cao hơn!

Để đạt được hiệu quả này, cha mẹ chỉ cần làm hai việc: trước tiên hãy đồng cảm, sau đó là động viên. Cụ thể, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Cha mẹ nên nhìn thấy những căng thẳng, khó khăn của con mình, đồng cảm và cho con cảm giác an toàn.

Mẹ 2 con áp dụng ‘thần chú’ trong giáo dục, giúp các con chủ động, tự giác, thông minh!- Ảnh 2.

Nếu nhìn trẻ em dưới góc độ của người lớn, chúng có quá nhiều vấn đề, vướng mắc. Chúng không làm tốt nhiều việc và có vấn đề về khả năng cũng như thái độ của mình, những điều chúng ta không nghĩ là con nên mắc, chẳng hạn như:

Trì hoãn làm bài tập về nhà, liên tục mắc lỗi ở những câu hỏi đơn giản, không chịu suy nghĩ những câu hỏi khó hơn, v.v.

Những lúc như vậy, cha mẹ thường cảm thấy khó hiểu và không kìm nén được việc nóng nảy với con.

Trên thực tế, điều này không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến trẻ ghét việc học và những điều bạn muốn trẻ làm hơn.

Cách đúng đắn nhất là cha mẹ phải đồng cảm với con. Bằng cách này, trẻ sẽ không có bất kỳ sự phản kháng cảm xúc nào đối với cha mẹ.

Phương pháp đồng cảm cũng rất đơn giản, đó là cha mẹ chia sẻ những trải nghiệm tương tự với con cái.

Người lớn nào cũng từng là một đứa trẻ, có những lúc tự cho mình là đúng và xấu hổ, điều này giống như những gì trẻ con bây giờ làm. Chỉ cần chia sẻ với con bạn những điều này và suy nghĩ cũng như cảm xúc của bạn lúc đó là gì.

Khi cha mẹ có thể đồng cảm với con cái, chúng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Chúng sẽ cảm thấy có người hiểu mình, sẽ không còn lo lắng bị la mắng, Và vì có cha mẹ luôn sát cánh bên nên chúng sẽ cảm thấy hoàn toàn an toàn.

Chỉ ở trạng thái này, trẻ mới có thể suy ngẫm về bản thân và suy nghĩ xem phải làm gì tiếp theo. Lúc này, khả năng nhận thức của bé sẽ được hình thành, thói quen học tập tích cực và tư duy cũng sẽ được hình thành.

Mẹ 2 con áp dụng ‘thần chú’ trong giáo dục, giúp các con chủ động, tự giác, thông minh!- Ảnh 3.

‘Thần chú’ trong giáo dục: Tích cực khuyến khích trẻ giúp củng cố các hành vi tích cực của con

Trong quá trình phát triển thói quen, việc đi từ 0 đến 1 là rất quan trọng.

Trong quá trình từ 0 đến 1, cha mẹ phải làm tốt một việc, đó là động viên con cái để chúng phát triển sự tự tin vào bản thân. Ngay cả khi trẻ làm không tốt, chúng ta, những người làm cha mẹ cũng nên thông cảm và động viên trẻ.

Nếu cha mẹ luôn chỉ trích, chèn ép con, cho rằng con không giỏi, không đúng, lười biếng, không mạnh mẽ, năng lực kém thì điều đó sẽ chỉ làm xói mòn lòng tự tin của con.

Điều nghiêm trọng hơn là đứa trẻ sẽ tiếp thu những nhãn dán tiêu cực này vào sự hiểu biết của chính mình về bản thân, và cuối cùng chúng sẽ thực sự trở thành những người như vậy.

Trước đây, tôi không thể động viên con vì tôi cảm thấy nếu con làm không tốt thì tại sao con lại xứng đáng được tôi động viên? Hiện tại, tôi nhận ra cái gọi là khuyến khích trẻ không phải lúc nào cũng có nghĩa là khen ngợi một cách mù quáng, mà phải có tinh thần khuyến khích khen ngợi, một cách có chủ đích nhận thức, tình cảm, hành vi của trẻ.

Khi một người được công nhận và khẳng định, ý thức về giá trị của người đó sẽ được thỏa mãn rất nhiều, não bộ sẽ tiết ra một lượng lớn “dopamine”, khiến người đó trở nên tự tin, tích cực và có nhiều khả năng hành động!

Chẳng hạn, sau khi con gái tôi về phòng làm bài tập sau bữa tối, tôi khẳng định con: “Con gái tích cực quá, biết quan tâm tới việc học của mình quá nè”.

Con gái tôi, tuy miễn cưỡng nhưng đã viết xong bài luận rất nhanh, tôi cũng kịp thời động viên: “Con ngày càng yêu cầu nhiều hơn ở bản thân rồi này, xong bài tập sớm hơn mọi lần bao nhiêu!”

Lời động viên “kịp thời” của tôi lần nào cũng khiến con bé nở nụ cười.

Mẹ 2 con áp dụng ‘thần chú’ trong giáo dục, giúp các con chủ động, tự giác, thông minh!- Ảnh 4.

Tôi nhận thấy rằng sau khi tôi coi việc khuyến khích là phương pháp giáo dục chính, hành vi và thói quen của con gái tôi ngày càng trở nên tốt hơn. Về lâu về dài, bạn sẽ dễ nhận được những phản hồi tích cực và sự tự tin của con cái cũng ngày càng tăng lên.

Chỉ trong vài tháng, con gái tôi gần như thay đổi hoàn toàn. Sự nhiệt tình và khả năng bắt tay vào làm việc của con bé đã được cải thiện đáng kể, hiệu quả học tập, quản lý thời gian và các thói quen học tập khác cũng ngày càng tốt hơn, điểm số cũng được cải thiện một cách tự nhiên.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi với con gái cũng chứng minh rằng nếu bạn muốn phát triển những thói quen tốt cho con mình thì việc kiểm soát là điều vô ích, sự đồng cảm và động viên mới là cách đúng đắn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *