Theo các nghiên cứu, quá trình ngủ không chỉ để nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất và những giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường. Do đó, trẻ ngủ ngon thì cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng, trí óc được phát triển. Tuy nhiên, cũng có những thói quen “lạ” khi ngủ cũng ngầm tiết lộ trẻ có thể có IQ cao mà bố mẹ không hay biết. Dưới đây là 3 biểu hiện như thế:
1. Cười khi ngủ
Không ít cha mẹ đã từng nhìn thấy đứa con của mình mỉm cười trong khi đang ngủ. Lúc này, nhiều người cho rằng trẻ có thể đang có những giấc mơ đẹp mà không biết rằng đây chính là một phản ứng thể hiện rằng IQ và EQ của trẻ rất cao.
Cười khi ngủ không chỉ phản ánh tâm trạng vui vẻ mà còn cho thấy sự hòa nhập sâu hơn của não bộ và hệ thần kinh. Hành động mỉm cười có liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh, trong khi não nắm vai trò kiểm soát tất cả. Thông thường, hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ chưa được kiểm soát tốt nên phần lớn trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc.
Khi trẻ chưa học nói và không thể thể hiện cảm xúc của mình bằng lời thì chắc chắn rằng nét mặt là cách biểu đạt duy nhất mà trẻ có. Những đứa trẻ thông minh, có trí tuệ cảm xúc cao thì ngay từ bé, mạng lưới thần kinh đã điều phối ý thức, trẻ hay cười trong khi ngủ chứng tỏ não bộ của trẻ đang hoạt động rất tốt, hệ thần kinh phản xạ nhanh nhạy với quá trình học hỏi thông tin mới của trẻ, từ đó chỉ số IQ cũng tăng cao.
Theo các nhà tâm lý học, để có thể cười mỉm khi ngủ thì cần có sự tác động rất nhiều đến dây thần kinh mặt. Vì vậy, khi thấy trẻ có phản ứng này thì chứng tỏ mạng lưới thần kinh của bé đã có thể hoạt động và điều phối các cơ quan rất tốt, hơn hẳn những đứa trẻ bình thường.
2. Đạp chăn khi ngủ
Nhiều đứa trẻ có thói quen đạp chăn trong khi ngủ khiến các bậc phụ huynh lo lắng vì sợ con sẽ bị cảm lạnh và coi đây là một thói quen vô cùng xấu. Trên thực tế, đây chính là một trong những biểu hiện có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ. Bên cạnh đó, điều này cũng liên quan tới khả năng nhận thức của bé.
Khi cơ thể ở trong một tư thế lâu dài, khí huyết sẽ bị cản trở, gây khó chịu. Lúc này, trẻ có phản ứng và kịp thời điều chỉnh tư thế ngủ chứng tỏ rằng não bộ của trẻ đã phát triển, chi phối cơ thể một cách linh hoạt hơn. Từ đó, chỉ số IQ cũng cao hơn. Hơn nữa, ở trẻ nhỏ, chân tay của chúng còn tươi đối mềm và cơ xương vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, việc bé đẩy chăn ra chúng tỏ cơ chân của trẻ đang phát triển rất tốt. Cùng với đó, điều này cũng có nghĩa là khả năng hành vi của trẻ đang được cải thiện, khả năng nhận thức cũng đang được tăng cường. Vì vậy bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi tình trạng này xảy ra.
Tuy nhiên, khi thấy trẻ đạp chăn ra khỏi người, bố mẹ cũng nên đắp lại cho trẻ, đặc biệt là mùa đông để tránh cho việc trẻ bị nhiễm lạnh.
3. Nhạy cảm khi ngủ
Nhiều bậc cha mẹ thường buồn phiền rằng con mình ngủ không được sâu giấc, dễ tỉnh giấc hay giật mình trong khi ngủ chỉ vì những âm thanh hay tiếng động nhỏ xung quanh. Tuy nhiên cha mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi đây là một trong những biểu hiện của một đứa trẻ thông minh.
Sở dĩ trẻ nhạy cảm với những tiếng động xung quanh trong lúc ngủ là do não bộ của bé đang phát triển sớm, các tế bào thần kinh hoạt động nhanh nhạy và phản ứng liên tục với các tác động bên ngoài. Khả năng cảm nhận tuyệt vời này có thể cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển cực kỳ tốt. Do đó, bất kỳ tiếng động nhỏ nào cũng khiến chúng tỉnh giấc hoặc có phản ứng lại. Tương lai có thể bé sẽ là một đứa trẻ lanh lợi và cực kỳ thông minh.