U70, có 27 triệu/tháng tiền lương hưu, cặp vợ chồng vẫn sống chật vật không yên: Vì 1 người bao nhiêu tiền tiết kiệm cũng “bay mất”

Vợ chồng ông Vương (68 tuổi) sống ở 1 thị trấn nhỏ thuộc Trung Quốc. Hơn 40 năm trước, ông Vương và vợ quen nhau nhờ làm cùng công ty. Họ quyết định kết hôn, cùng gây dựng hạnh phúc và sống cuộc đời yên ổn. Hiện tại, tiền lương hưu mà vợ chồng ông Vương nhận được là 8.000 NDT (khoảng 27 triệu đồng) mỗi tháng. Đối với mức sống ở thị trấn nhỏ, đây là thu nhập ổn định, đủ để vợ chồng ông Vương lo toan chi tiêu và tiết kiệm được 1 phần.

Người trong thị trấn ai cũng ngưỡng mộ cuộc sống của vợ chồng U70 này. Họ cho rằng ở tuổi này vợ chồng ông Vương chẳng cần lo nghĩ bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, họ cũng có những “nỗi khổ tâm” riêng và khó chia sẻ với người nào.

Những tưởng sống yên ổn và đủ đầy sau khi về hưu nhưng ông Vương và vợ lại vất vả vì con cái. Ông chỉ có 1 người con trai duy nhất nên từ xưa đã đầu tư mọi điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, con trai cụ ông U70 từ nhỏ đã khá nghịch ngợm, lười biếng, thành tích học tập không cao.

Sau khi tốt nghiệp THPT, người con trai này quyết định đi làm chứ không học thêm lên đại học. Từ đó trở đi, người này cũng tu chí làm ăn hơn 1 chút nhưng đồng lương vẫn không ổn định. Ông Vương thậm chí còn phải chu cấp thêm cho con vì sợ con thiếu tiền. Tới khi con trai muốn kết hôn, ông Vương cũng toàn tâm toàn ý lo cho con. Vì thương con, vợ chồng U70 quyết định bỏ tiền túi tổ chức tiệc cưới cho con. Việc này khiến ông tốn khoảng 100.000 NDT (330 triệu đồng) nhưng ông không bao giờ kêu ca, phàn nàn. Ông tự nguyện tổ chức cho con trai 1 đám cưới đàng hoàng và đủ đầy, số tiền mừng cưới thu được ông để con trai sở hữu.

U70, có 27 triệu/tháng tiền lương hưu, cặp vợ chồng vẫn sống chật vật không yên: Vì 1 người bao nhiêu tiền tiết kiệm cũng “bay mất” - Ảnh 1.

Hai vợ chồng U70 hết lòng vì con cái. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, sau khi kết hôn, con trai ông Vương vẫn không bỏ thói lười biếng. Người này vẫn chỉ làm việc cho qua ngày, không chú tâm vào việc kiếm tiền nuôi vợ con. Căn nhà mà con trai đang ở cũng do ông Vương lo liệu số tiền trả trước. Vì phải trả nợ thế chấp nên tình hình tài chính của con trai ông gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mỗi khi thấy con cái chịu khổ, ông Vương và vợ lại chủ động đưa cho con chút tiền để chi tiêu.

3 năm sau khi con trai cưới vợ, gia đình ông Vương bắt đầu bị vướng vào rắc rối. Vì con trai cụ ông lười biếng, không có chí tiến thủ nên con dâu dần trở nên chán nản. Người này còn tính tới chuyện ly hôn. Sau khi nghe tin này, vợ chồng cụ ông gần 70 tuổi càng lo sợ. Họ không muốn hôn nhân của con trai tan thành mây khói nên tìm nhiều cách cứu vãn.

Ông Vương thậm chí còn đưa cho con hơn nửa tiền lương hưu của mình mỗi tháng để con trang trải cuộc sống. Cho tới khi ông Vương ngã bệnh, ông không còn tiền tiết kiệm mới hiểu ra rằng mình đã sai lầm khi hỗ trợ con quá nhiều tiền. Lúc này, người con trai không hề khá hơn, vẫn lười biếng và vô trách nhiệm với cuộc sống.

U70, có 27 triệu/tháng tiền lương hưu, cặp vợ chồng vẫn sống chật vật không yên: Vì 1 người bao nhiêu tiền tiết kiệm cũng “bay mất” - Ảnh 3.

Ông bà Vương sai lầm nặng nề vì đã quá nuông chiều con. Ảnh minh họa: Internet

Hai vợ chồng ông Vương thậm chí còn phải vay tiền để nhập viện chữa bệnh khi sức khỏe xuống dốc. Dù lương hưu hàng tháng rất cao nhưng họ sống trong sự chật vật và tâm lý nặng nề. Ông Vương cảm thấy vô cùng hối hận vì suốt bao năm qua ông luôn nuông chiều con thái quá, sẵn sàng dùng tiền của mình để hỗ trợ con. Vì có bố mẹ bao bọc nên người con trai tới khi trưởng thành vẫn sống ỷ lại, dựa dẫm vào đấng sinh thành.

Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng cho con tiền chi tiêu thì con sẽ biết trân trọng đồng tiền. Thế nhưng đó lại là cách hủy hoại tương lai của con cái. Khi về già, mỗi người nên chuẩn bị 1 chút tiền tiết kiệm, xây dựng nền tảng tự lập cho con cái mới có thể sống yên ổn, nhàn hạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *