Nghiên cứu 75 năm của Harvard tiết lộ: Trẻ lớn lên dễ thành công thường có 3 đặc điểm này, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng

“Đừng để con cái thua ngay từ vạch xuất phát” là nguyên lý giáo dục của nhiều bậc cha mẹ. Chính điều này mà nhiều cha mẹ cố gắng để trong tương lai, con họ dù không tỏa sáng rực rỡ như Jack Ma, Buffett, Bill Gates thì cũng là người thành công trong xã hội.

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, thời thơ ấu của những người thành công đều có những điểm tương đồng. ĐH Harvard đã dành 75 năm thực hiện nghiên cứu chuyên sâu để tìm điểm chung của những người tài năng và thành công. Theo đó họ đã theo dõi 724 người và phát hiện được rằng đặc điểm, thói quen của những đối tượng này từ thời thơ ấu là chìa khoá vàng dẫn đến khoảng cách giữa họ và các đứa trẻ khác.

Một đứa trẻ dễ đạt được thành công trong cuộc sống sẽ có 3 đặc điểm sau:

1. Kỹ năng giao tiếp xã hội tốt

Con người có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Chừng nào còn sống, bạn vẫn cần có những tương tác xã hội với những người bên ngoài. Không chỉ giúp ích cho bạn, bản thân việc tương tác xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân.

Việc sở hữu kỹ năng giao tiếp xã hội tốt giúp trẻ hình thành những mối quan hệ. Điều này đồng nghĩa trẻ được bổ sung nguồn lực và khả năng phát triển tiềm năng hơn, giảm thiểu thời gian và năng lượng mà họ cần phải bỏ ra trong cuộc cạnh tranh.

Nghiên cứu 75 năm của Harvard tiết lộ: Trẻ lớn lên dễ thành công thường có 3 đặc điểm này, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng - Ảnh 1.

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho những bạn trẻ chỉ mới 21, 22 tuổi và vừa tốt nghiệp, Warren Buffett khẳng định không có gì tốt hơn là “hãy đầu tư vào bản thân” và một trong những yếu tố quan trọng là kỹ năng giao tiếp.

Ông cho rằng đây là một yếu tố then chốt tạo nên thành công. “Khi còn trẻ, chẳng có cách nào trau dồi bản thân tốt hơn việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt, thành công, cơ hội sẽ tìm tới bạn. Tầm bằng duy nhất tôi treo trong phòng mình là giấy chứng nhận giao tiếp được chính tay Dale Carnegie – nhà thuyết trình người Mỹ trao cho vào năm 1952. Không có kỹ năng giao tiếp, bạn chẳng thể thuyết phục ai mặc cho tài năng của bạn cao đến cỡ nào đi chăng nữa”, Buffett nói.

Doanh nhân, tỷ phú Richard Branson cũng đồng ý rằng việc có thể giao tiếp tốt là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định thành công. Trong một bài đăng blog hồi năm 2016, vị doanh nhân người Anh chia sẻ:

“Ngày nay, để có thể trở thành doanh nhân thành công, bạn cũng phải là một người biết cách kể chuyện, hay là một storyteller. Tất nhiên, việc kể một câu chuyện hay sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu sản phẩm hay ý tưởng mà bạn tạo ra là đồ bỏ đi. Nhưng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cũng là chưa đủ, bạn cần phải tìm ra cách để mọi người biết đến nó nhiều hơn”.

2. Thích đặt câu hỏi

Trong khoảng 2-4 tuổi, những đứa trẻ thông minh thường có thói quen đặt những câu hỏi “tại sao” như: Tại sao bầu trời lại rộng lớn như vậy? Tại sao con chim biết bay? Tại sao ông mặt trời lại có màu đỏ?… và muôn vàn các câu hỏi vì sao khác khiến nhiều bố mẹ cảm thấy phiền phức, đau đầu và mệt mỏi.

Song thực tế đây lại là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh. Khi tò mò và luôn đặt câu hỏi về thế giới xung quanh chứng tỏ trẻ luôn khao khát tiếp cận tri thức. Điều này thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn, tiếp thu kiến thức ở mức độ tò mò.

Đối với những trẻ hay hỏi “tại sao”, cha mẹ không nên trả lời một cách chiếu lệ mà hãy nghiêm túc tìm hiểu và giải đáp cho chúng. Nếu trả lời một cách phớt lờ, cha mẹ vô tình cản trở sự khám phá, tò mò của trẻ. Điều đó chẳng những không giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà con ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng.

Nghiên cứu 75 năm của Harvard tiết lộ: Trẻ lớn lên dễ thành công thường có 3 đặc điểm này, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng - Ảnh 2.

3. Khả năng độc lập

Nhiều cha mẹ luôn nghĩ rằng con mình còn nhỏ nên luôn đứng ra giải quyết mọi vấn đề thay chúng. Song những bậc phụ huynh này không ngờ rằng hành động tưởng rằng thương con vô tình lại tước đi cơ hội suy nghĩ và trưởng thành của trẻ.

Nếu cha mẹ bao bọc con quá mức, trẻ sẽ mất đi khả năng tự lập. Rõ ràng khi ra ngoài xã hội, những đứa trẻ sẽ phải một mình đối mặt với mọi thứ. Đối với những người đã được trải nghiệm đầy đủ từ nhỏ, có khả năng chăm sóc bản thân và khả năng độc lập mạnh mẽ, họ sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề và tìm ra hướng đi cho mình. Ngược lại, những người lơn lên được cha mẹ bao bọc sẽ khó thích nghi và bị mất phương hướng.

Đinh Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *